15 tác hại không ngờ đến của ngủ không đủ giấc

Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta. Ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người. Vậy ngủ bao nhiêu là đủ? Nếu không ngủ đủ giấc thì sẽ ảnh hưởng gì tới sức khỏe? Bài viết dưới đây sẽ nêu ra cụ thể 15 tác hại của việc ngủ không đủ giấc.

Ngủ không đủ giấc
Ngủ không đủ giấc có hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần

Ngủ bao nhiêu là đủ?

Nhiều người nghĩ rằng ngủ 8 tiếng/ ngày là ngủ đủ. Tuy nhiên, tùy vào từng độ tuổi, thời gian ngủ đủ thực tế sẽ có sự thay đổi. Các tổ chức nghiên cứu về giấc ngủ uy tín đã đưa ra các khuyến cáo thời gian ngủ hợp lý theo lứa tuổi như sau:

  • Trẻ mới sinh cần 20h/ngày, càng lớn thời gian ngủ của trẻ càng giảm, đến 6 tuổi trẻ cần 10h – 12 tiếng / ngày để ngủ.
  • Thanh thiếu niên (14-17 tuổi) cần ngủ 8 – 10 tiếng / ngày
  • Thanh niên và người trưởng thành (18 – 64 tuổi) cần ngủ 7 – 9 tiếng / ngày
  • Người già (trên 65 tuổi) cần ngủ 7 – 8h/ngày
thời gian ngủ đủ
Tùy vào từng độ tuổi, thời gian ngủ đủ thực tế sẽ có sự thay đổi

Ngoài ngủ đủ giấc, ngủ sâu và ngon giấc cũng là phần quan trọng. Thậm chí, một số người còn đặt tiêu chí chất lượng giấc ngủ quan trọng hơn cả thời gian ngủ. Mỗi buổi sáng thức dậy, thấy người khỏe, đầu óc minh mẫn, tinh thần phấn chấn, yêu đời là minh chứng tốt nhất cho việc bạn đã có một giấc ngủ qua đêm đạt chất lượng.

Tác hại của việc ngủ không đủ giấc

Để thấy được tầm quan trọng của giấc ngủ, dưới đây là 21 tác hại của việc không đủ giấc được nêu ra để bạn có thêm thông tin tham khảo và so sánh. 

Tăng nguy cơ gây ung thư

Trên thực tế, ngay cả một cơ thể khỏe mạnh cũng sản sinh ra hàng nghìn tế bào bị hư hỏng có khả năng ung thư hóa mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ trở thành bệnh nhân ung thư. Chỉ cần hệ miễn dịch hoạt động bình thường thì có thể loại bỏ các tế bào gặp vấn đề trong cơ thể.

Ngược lại, nếu chúng ta không ngủ đủ giấc do thức khuya và làm việc ca đêm thì hệ miễn dịch sẽ không thể loại bỏ tế bào có vấn đề một cách hiệu quả, làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Giảm khả năng phục hồi da và gây lão hóa da

Theo nghiên cứu từ Đại học Wisconsin (Mỹ), thiếu ngủ và các bệnh mạn tính về da có liên hệ mật thiết. Các hormone tăng trưởng, tái tạo tế bào chỉ sản sinh khi con người đã ngủ sâu. Do vậy, đối với những người thiếu ngủ, vùng da sẽ không có khả năng tự phục hồi tốt khi tiếp xúc với các nhân tố gây hại như mặt trời. Từ đó, quá trình lão hóa da cũng bị thúc đẩy nhanh hơn. 

Béo phì

Tầm quan trọng của giấc ngủ thể hiện ở việc nếu ngủ đủ giấc thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát cân nặng, không lo béo phì. Ngược lại, với những người thiếu ngủ thì sự thèm ăn sẽ càng gia tăng. Hơn nữa, họ còn rất khó kiểm soát hoặc cưỡng lại những hành vi dẫn đến việc tự làm hại sức khỏe. Ngủ đủ được chứng minh là có tác dụng trong việc giảm cân như việc đi tập gym và ăn nhiều rau quả.

Người thiếu ngủ dễ thèm đồ ăn chứa đường
Người thiếu ngủ thường dễ thèm các đồ ăn nhiều đường

Sự cô đơn

Nghiên cứu chỉ ra rằng càng thiếu ngủ lâu ngày thì càng ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp xã hội. Những người này thường cảm thấy cô đơn, tệ hơn nữa là bản thân họ bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn. 

Trí nhớ và khả năng học tập giảm sút

Ngủ là lúc bộ não xử lý thông tin và đưa các thông tin quan trọng vào bộ nhớ dài hạn. Chính vì thế, có một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp bạn tăng khả năng ghi nhớ và khả năng tập trung hơn. Ngược lại, người mất ngủ gặp sẽ gặp khó khăn khi nhớ lại từ vựng cũng như cải thiện các kỹ năng đã học.

Nguy cơ mắc chứng Alzheimer cao

Việc thiếu ngủ và nguy cơ mắc chứng Alzheimer có mối liên quan mật thiết với nhau. Khi ngủ đủ giấc, lượng Beta-Amyloid – một loại protein có quan hệ mật thiết với bệnh Alzheimer, sẽ giảm bớt.

Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng cao

Huyết áp, nhịp tim và nồng độ protein phản ứng C cao hơn khi ngủ ít, từ đó đẩy cao nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Dễ cáu gắt

Những người thiếu ngủ thường dễ cáu gắt, từ đó dẫn tới việc dễ bị kích động hơn bình thường. Điều này được lý giải là do người ngủ không đủ giấc theo nhu cầu khiến hormone cảm xúc thay đổi thất thường.

cáu gắt và dễ bị kích động
Người thiếu ngủ dễ cáu gắt và dễ bị kích động

Vấn đề về thị lực và ảo giác

Thiếu ngủ dẫn tới hội chứng tầm nhìn hình ống, song thị và mờ mắt. Thức càng lâu, bạn càng dễ mắc các tật khúc xạ cũng như bị ảo giác.

Hệ miễn dịch suy giảm

Chỉ một đêm mất ngủ cũng có thể khiến cơ chế miễn dịch của cơ thể và khả năng hấp thụ kém đi. Theo một nghiên cứu, người ngủ không đủ dễ mắc cảm lạnh gấp ba lần bình thường.

Giảm ham muốn tình dục

Giấc ngủ giúp bổ sung lượng testosterone ở cả hai giới. Khi bạn bị thiếu ngủ thì bạn có nguy cơ giảm ham muốn, rối loạn chức năng tình dụcngưng thở khi ngủ

rối loạn chức năng tình dục
Khi bạn bị thiếu ngủ thì bạn có nguy cơ giảm ham muốn, rối loạn chức năng tình dục và ngưng thở khi ngủ.

Nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2

Theo các nhà khoa học thuộc đại học Boston ( Mỹ), thiếu ngủ có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học có chức năng điều chỉnh chu kỳ ngủ hoặc thức tự nhiên của cơ thể. Điều này sẽ làm cơ thể người tăng hàm lượng hormone cortisol và có thể gây ra tình trạng stress và mất cân bằng lượng đường trong cơ thể. Ngoài ra người mất ngủ sẽ khiến hệ thần kinh bị rối loạn và tác động đến hormone kiểm soát đường huyết trong cơ thể.

Chính vì vậy người ngủ không đủ giấc hoặc hay bị thiếu ngủ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2 cao gấp đôi so với người ngủ đủ giấc.

Thiếu ngủ gây mệt mỏi kéo dài

Thời gian ngủ là lúc hệ miễn dịch của cơ thể được củng cố và tăng cường. Việc thiếu ngủ đồng nghĩa với cơ thể bị mất đi những hormone cần thiết cho hệ miễn dịch. Sức đề kháng cũng vì vậy mà yếu đi, khó có thể ngăn chặn lại sự tấn công của virut và vi khuẩn. Điều này khiến bạn bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải thường xuyên, đồng thời cũng dễ dàng bị nhiễm bệnh hơn.

Sức đề kháng yếu đi
Sức đề kháng yếu đi do thiếu ngủ

Tăng nguy cơ tử vong

Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu người Anh để kiểm tra sự ảnh hưởng của giấc ngủ lên tỷ lệ tử vong của 10.000 công chức tại Anh trong suốt 2 thập kỷ cho thấy: những người ngủ từ 5 tiếng trở xuống vào ban đêm sẽ có nguy cơ tử vong cao gấp đôi những người khác. Nguyên nhân tử vong có thể là vì bất cứ lý do gì, đặc biệt là do các bệnh tim mạch.

Các vấn đề về sức khỏe khác

Viêm đường ruột, hội chứng ruột kích thích, đau đầu, trầm cảm… và rất nhiều bệnh nghiêm trọng khác có thể phát sinh do chứng thiếu ngủ. 

Làm thế nào để có một giấc ngủ trọn vẹn?

Từ đó có thể thấy tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe của con người. Do vậy, cần “đầu tư” vào giấc ngủ để có một cơ thể khỏe mạnh. Một thông tin tốt là hầu hết các tác động tiêu cực kể trên sẽ triệt tiêu dần khi bạn điều chỉnh và ngủ đủ giấc trở lại. 

đầu tư vào giấc ngủ
Cần “đầu tư” vào giấc ngủ để có một cơ thể khỏe mạnh

Để có một giấc ngủ trọn vẹn và một cơ thể khỏe khoắn, hãy tạo cho mình những thói quen dưới đây:  

  • Đi ngủ ngay khi mệt mỏi
  • Ngủ và thức dậy vào giờ cố định, phù hợp mỗi ngày trong tuần
  • Tránh bữa ăn 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ
  • Nếu không thể ngủ được sau 20 phút cố gắng, hãy đi sang phòng khác và đọc sách cho đến khi cảm thấy buồn ngủ, sau đó quay trở lại giường.
  • Duy trì tập thể dục thường xuyên hàng ngày.
  • Giữ phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng chan hòa và nhiệt độ thích hợp.
  • Tắt các thiết bị điện tử khi bạn đi ngủ. Một nghiên cứu mới cho thấy những người ham mê điện thoại thông minh, thường xuyên cập nhật thông tin trên mạng xã hội bị rối loạn giấc ngủ cao hơn, cũng thiếu ngủ nhiều hơn.
  • Chọn chăn ga gối nệm thoải mái
  • Thường xuyên vệ sinh chăn ga gối nệm để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

Giấc ngủ có một tầm quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Đặc biệt là những người trẻ, không nên chủ quan để tích tụ lại bệnh sau này do ngủ ít, thiếu ngủ, giấc ngủ không khoa học nhé! Chúc bạn luôn có thật nhiều sức khỏe. 

Nguồn tham khảo: https://www.sleepscore.com/blog/all-about-sleep-why-is-it-important/ 

 

 

 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.